May 25, 2011

Johann Joachim Winckelmann neoclassicism

- Johann Joachim Winckelmann (1717-1768) was a German art historian and archaeologist. He was a pioneering Hellenist who first articulated the difference between Greek, Greco-Roman and Roman art. Defined "The prophet and founding hero of modern archaeology", Winckelmann was one of the founders of scientific archaeology and first applied the categories of style on a large, systematic basis to the history of art. Many consider him the father of the discipline of art history. His would be the decisive influence on the rise of the neoclassical (Tân Cổ điển) movement during the late 18th century. His writings influenced not only a new science of archaeology and art history but Western painting, sculpture, literature and even philosophy. Winckelmann's History of Ancient Art (1764) was one of the first books written in German to become a classic of European literature. His subsequent influence on Lessing, Herder, Goethe, Hölderlin, Heine, Nietzsche, George, and Spengler has been provocatively called "the Tyranny of Greece over Germany."

Ở Anh hồi thế kỷ 18, từ “classical” ban đầu có nghĩa là “hạng nhất” hay chất lượng cao nhất, sau  đó đã mang ý nghĩa chuyên biệt là “cổ điển”, nghĩa là một sản phẩm của Hy Lạp hay Roma cổ.

Johann Joachim Winckelmann (1717-1768) là con trai của một thợ đóng giày  ở Stendal nước Phổ, cậu từ chối đi theo nghề của cha. Ngược lại, cậu đến học ở một trường gần nhà, tại đây thầy giáo đang bị mù dần dần và cậu trở thành con mắt của thầy. Winckelmann không bao giờ quên ơn thầy là người đã đánh thức lòng say mê đọc sách của cậu. Từ rất sớm, cậu đã phát triển một mối đam mê tất cả những gì là của Hy Lạp. Thời ấy, các học giả Đức biết tiếng Hy Lạp chủ yếu chỉ để đọc sách Tân Ước. Lên 17 tuổi, Winckelmann đến Berlin thụ giáo một học giả nổi tiếng về lòng say mê văn học Hy Lạp. Lúc 21 tuổi, cậu tự xoay sở đi đến Hamburg để mua những sách cổ điển tại một thư viện nổi tiếng đang chuẩn bị phân tán.

Winckelmann khẳng định, “Không có dân tộc nào quý chuộng cái đẹp nhiều hơn người Hi Lạp”. Ông chia sẻ sự tôn thờ vẻ đẹp thể hình của người Hi Lạp, là điều đã khiến cho điêu khắc trở nên nghệ thuật lớn của họ. Trong khi ông chê cười những bức tượng dùng để trang trí mà ông gặp thấy ở Dresden, ông lại ca ngợi bức tượng Laocoon và hai đứa con bị con mãng xà biển đè bẹp và lời ca ngợi này của ông đã trở thành bản tuyên xưng của trường phái tân cổ điển (Neo-Classical).

Với việc xuất bản cuốn Lịch Sử Nghệ Thuật Cổ của ông năm 1764, Winckelmann đã trở thành một học giả lỗi lạc và tiếng tăm của ông lan đi khắp châu Âu. Đây là một trong những tác phẩm đầu tiên bằng tiếng Đức trở thành một kinh điển của văn học châu Âu.

Goethe là người rất ngưỡng mộ Winckelmann đã tuyên bố, “Winckelmann giống như Columbus, chưa khám phá ra tân thế giới nhưng đã linh cảm trước được những gì sẽ phải xảy ra. Đọc sách của ông, người ta không học được điều gì mới, nhưng người ta trở thành một con người mới !".

Di sản của Winckelmann là một phong trào phổ biến - đưa lịch sử của nghệ thuật vào đời sống nghệ thuật. Ông là một trong những người có công làm cho những gì thuộc cổ đại Hy Lạp và Roma đạt tới mức độ đồng nghĩa với “cái cổ điển” (classical).

What is history? (book)

1. What is history? (library.thinkquest.org Thank you so much, thinkquest!)

History according to the Webster Dictionary:

  • a chronological record of significant events (as affecting a nation or institution) often including an explanation of their causes
  • a branch of knowledge that records and explains past events
  • a : events that form the subject matter of a history b : events of the past
This traditional definition is broad enough to compass the study as it is known by most people. Notice how it states that history is a “chronological record” and how “events” are emphasized in each sub-definition. Assuming this, history is grounded in the arrangement and explanation of events in the order in which they occur; that is chronology at its root. At its best, timelines can make excellent visual aids. At its worst, history becomes a field of study that one must endure endless memorization of places, figures, and dates.

History isn’t all memorization; the fact that Webster’s definition mentions “an explanation of their [the events] causes” shows that there are additional levels such as comprehension and analysis. However, there remains the problem of comprehending the scale of history, especially when given an arrangement of events on a timeline. For instance, one person’s decision to measure a year or a century as ten centimeters on a line is certainly not another’s.

One established method transcending the nature of a timeline is to look at the "big picture.” By this method, we no longer have to measure history, but think of history as a fluid process in which events and trends are inextricably intertwined. A variety of historical elements can be analyzed at this level, but all relate to the history as a whole. The author Jared Diamond, in his book Guns, Germs, and Steel, stressed that geography determined the destinies of civilizations and the history as a whole. Diamond's analysis of history drew interconnected webs rather than a linear timeline. It is with this third-dimensional perspective that we can reach the upper level of historical studies.

To simplify the perception of history even further, we must investigate the perception of time itself, because at its core, history is made of time. There are number of theories and other viewpoints on how to deal with the idea of time. The conclusions that can be drawn from the study of time can allow us to approach history on a scientific basis. That is why we’ve chosen to investigate “the science of history.”

2. What we can learn about time? (library.thinkquest.org) (Recommend)
Considering what we can learn about time, we can make several conclusions about the perception of history.
The history that we study is not limited to human history, but is extends to time in general, which is restricted only by the age of the universe. History can be graphed on a timeline, but that kind of visualization can only go as far as the mind's perception of it. If you say that the distance between 2000 B.C.E. and the present is a distance of 20 centimeters on a timeline, that is your decision to perceive history in the length.

By using a specifically scientific perspective, it is possible to see history as a dynamic, relative process in which one small force can affect an entire system. A metaphor for this is a drop of sand in an hourglass can precipitate an entire web of fluidly related events. One popular explanation for such a process is the chaos theory, which states that long term changes in a dynamic linear system are sensitive to small initial actions and differences.

A historical example of this would be the assassination of the Austrian Archduke Franz Ferdinand in 1914 by Serbian rebels. Austria-Hungary subsequently declared war on Serbia, and one by one most of the major European powers joined two warring alliances, beginning World War One. Indeed, this is a chain of events, but beyond the surface, the assassination sparked a web of events rooted both in the past and the present that had yet to come.

3. What is history? Let's see series of quotations about this issue. (historyguide.org)
"'History,' Stephen said, 'is a nightmare from which I am trying to awake.'" James Joyce

"Since history has no properly scientific value, its only purpose is educative. And if historians neglect to educate the public, if they fail to interest it intelligently in the past, then all their historical learning is valueless except in so far as it educates themselves." G. M. Trevelyan.

"To each eye, perhaps, the outlines of a great civilization present a different picture. In the wide ocean upon which we venture, the possible ways and directions are many; and the same studies which have served for my work might easily, in other hands, not only receive a wholly different treatment and application, but lead to essentially different conclusions." Jacob Burckhardt

"History is the witness that testifies to the passing of time; it illuminates reality, vitalizes memory, provides guidance in daily life, and brings us tidings of antiquity." Cicero

"The past is useless. That explains why it is past." Wright Morris

"Faithfulness to the truth of history involves far more than a research, however patient and scrupulous, into special facts. Such facts may be detailed with the most minute exactness, and yet the narrative, taken as a whole, may be unmeaning or untrue. The narrator must seek to imbue himself with the life and spirit of the time. He must study events in their bearings near and remote; in the character, habits, and manners of those who took part in them. He must himself be, as it were, a sharer or a spectator of the action he describes." Francis Parkman

"History . . . is indeed little more than the register of the crimes, follies, and misfortunes of mankind." Edward Gibbon

"There is properly no history; only biography." Ralph Waldo Emerson

"The study of history is the best medicine for a sick mind; for in history you have a record of the infinite variety of human experience plainly set out for all to see; and in that record you can find yourself and your country both examples and warnings; fine things to take as models, base things rotten through and through, to avoid." Livy

"What experience and history teach is this-that people and governments never have learned anything from history, or acted on principles deduced from it." G. W. F. Hegel

"Everything must be recaptured and relocated in the general framework of history, so that despite the difficulties, the fundamental paradoxes and contradictions, we may respect the unity of history which is also the unity of life." Fernand Braudel

"The function off the historian is neither to love the past nor to emancipate himself from the past, but to master and understand it as the key to the understanding of the present." E. H. Carr

"If you do not like the past, change it." William L. Burton

"History does nothing, possesses no enormous wealth, fights no battles. It is rather man, the real, living man, who does everything, possesses, fights. It is not History, as if she were a person apart, who uses men as a means to work out her purposes, but history itself is nothing but the activity of men pursuing their purposes." Karl Marx

"An historian should yield himself to his subject, become immersed in the place and period of his choice, standing apart from it now and then for a fresh view." Samuel Eliot Morison

"History is for human self-knowledge. Knowing yourself means knowing, first, what it is to be a person; secondly, knowing what it is to be the kind of person you are; and thirdly, knowing what it is to be the person you are and nobody else is. Knowing yourself means knowing what you can do; and since nobody knows what they can do until they try, the only clue to what man can do is what man has done. The value of history, then, is that it teaches us what man has done and thus what man is." R. G. Collingwood

"History is more or less bunk." Henry Ford

"That historians should give their own country a break, I grant you; but not so as to state things contrary to fact. For there are plenty of mistakes made by writers out of ignorance, and which any man finds it difficult to avoid. But if we knowingly write what is false, whether for the sake of our country or our friends or just to be pleasant, what difference is there between us and hack writers? Readers should be very attentive to and critical of historians, and they in turn should be constantly on their guard." Polybius

"You have reckoned that history ought to judge the past and to instruct the contemporary world as to the future. The present attempt does not yield to that high office. It will merely tell how it really was." Leopold von Ranke

"Time in its irresistible and ceaseless flow carries along on its flood all created things and drowns them in the depths of obscurity. . . . But the tale of history forms a very strong bulwark against the stream of time, and checks in some measure its irresistible flow, so that, of all things done in it, as many as history has taken over it secures and binds together, and does not allow them to slip away into the abyss of oblivion." Anna Comnena

"Only a good-for-nothing is not interested in his past." Sigmund Freud

"Every past is worth condemning." Friedrich Nietzsche

"The historian does simply not come in to replenish the gaps of memory. He constantly challenges even those memories that have survived intact." Yosef Hayim Yerushalmi

"Each age tries to form its own conception of the past. Each age writes the history of the past anew with reference to the conditions uppermost in its own time." Frederick Jackson Turner

4. What is history?
- What Is History? is a 1961 non-fiction book by historian Edward Hallett Carr on historiography (Việc chép sử). It discusses history, facts, the bias of historians, science, morality, individuals and society, and moral judgements in history.

Webster = dictionary

The Oxford
English Dictionary
* Ambrogio Calepino (c.1440-1510) was an Italian lexicographer. Calepino đã trở thành thuật ngữ tiếng Italy để chỉ cuốn từ điển (dictionary), giống như từ Webster sau này trong tiếng Anh.

* Webster's Dictionary is the name given to a common type of English language dictionary in the United States. The name is derived from lexicographer Noah Webster (1758-1843) and has become a genericized trademark for this type of dictionary. Although Merriam-Webster (merriam-webster.com) are descended from the original work of Noah Webster, many other dictionaries bear his name, such as those published by Random House and by John Wiley & Sons.
American Dictionary
(Webster 1828)

Năm 1750, Philip Dormer Stanhope, 4th Earl of Chesterfield PC KG (1694-1773) (He was a British statesman and man of letters) đã cảnh giác con trai mình: “Chính tả tuyệt đối cần thiết cho một người có học, vì chỉ cần đánh vần sai một chữ, ta có thể trở thành trò cười cho thiên hạ suốt đời và cha biết một người khá giả đã đánh vần chữ wholesome thiếu chữ w mà không thể gột rửa được tiếng xấu suốt đời”. Những người Anh sống ở Mỹ hy vọng rằng biết đánh vần đúng tiếng Anh chuẩn sẽ cho họ dấu ấn của nền văn hóa đích thực. Noah Webster, ban đầu là một hiệu trưởng, đã nổi tiếng và trở nên giàu có nhờ cuốn American Spelling Book xuất bản năm 1783 và trong thế kỷ sau đã bán ra trên 60 triệu cuốn. Nền văn học Mỹ lúc đầu còn chưa chắc chắn đã tạo ra một thị trường cho sách đánh vần của Noah Webster, nay đã tạo ra một mức cầu (Demand) gia tăng đối với cuốn American Dictionary of the English Language 92 cuốn, 1828 của Webster và đã làm cho tên ông trở thành một từ đồng nghĩa với từ điển (dictionary).
The Merriam-Webster
Dictionary
______
* Tham khảo thêm: Sir James A.H. Murray (1837-1915) (Scottish) (lexicographer) - the primary editor of the Oxford English Dictionary since 1879.
- The revolution of English lexicography by Sir James A.H. Murray (turkishuniversitypress.com)

May 24, 2011

Chữ hoa, chữ thường, italic

Các học trò của thánh Biển Đức (?!) và các học giả của thời Phục hưng Carolingian (?!) đã cải cách chính hình dạng các chữ viết của chúng ta. Họ đã cải tiến chức năng cũng như nét đẹp của các chữ cái bằng cách sáng tạo ra một số hình dạng mới. Trước thời đó tiếng La tinh chỉ viết bằng chữ hoa và người Rôma chỉ dùng chữ hoa. Không có chữ thường hay chữ nhỏ trên các tấm bia cổ xưa của người Rôma. Mọi chữ đều có cùng chiều cao, giới hạn giữa hai đường kẻ nằm ngang.

Dần dần các thầy dòng và các nhà chép sách bắt đầu thử nghiệm những chữ nhỏ với các hình dạng khác nhau. Họ lấy ý tưởng từ những đường nét chữ cong của các thư từ thương mại. Tình trạng hiếm giấy chỉ thảo và giá giấy da thì cao đã khiến cho họ phải tìm cách viết chữ cho thật sát nhau để tiết kiệm giấy. Đồng thời sự suy tàn của đế quốc Rôma cũng kéo theo sự lơi lỏng về những chuẩn mực chữ viết cũng như trong mọi lĩnh vực khác. Những sách kiến kỳ lạ của những tu viện biệt lập đã bắt đầu phân rẽ nền văn học của châu Âu La tinh.

Khi Alcuin đến với Charlemagne ở aachen, đương nhiên hai ông đã coi việc cải cách và chuẩn hóa chữ viết là mối quan tâm lớn hơn. Alcuin có kiến thức và khiếu thẩm mỹ để soạn ra những chuẩn mực, còn Charlemagne có quyền bính, tài tổ chức và ý chí để bắt buộc thi hành. Tại trường tập viết của mình ở tu viện thánh Martin ở Tours, Alcuin dạy chữ viết cải cách của mình. Ông đã nghiên cứu những trụ bia cổ và những thủ bản mới hơn để tìm kiếm những hình dáng chữ viết thanh nhã nhất, dễ đọc và dễ viết nhất. Các chữ in hoa của ông theo mẫu những bi ký trang trọng của Rôma dưới thời Augustus. Sau đó, dựa vào những kinh nghiệm của các thầy dòng khác và kinh nghiệm lâu năm của chính mình ở York, ông đã tạo ra một mẫu chuẩn cho các chữ thường. Mẫu chữ thường Carolingian của Alcuin đã tỏ ra thành công vượt quá ước mơ. Rõ ràng và đẹp, dễ viết và dễ đọc, nó được sử dụng trong mọi phòng chép sách và mọi thư viện. 700 năm sau, khi các khuôn chữ in di động đến châu Âu và sau một thời gian thống trị ngắn ngủi của chữ Gothic, các mẫu chữ đã được làm theo kiểu chữ thường Carolingian. Nhiều thế kỷ sau khi tất cả những tượng đài khác của Charlemagne đã sụp đổ, những trang sách của cuốn sách bạn đang đọc vẫn còn là lời nhắc nhở sống động về sức mạnh của chữ viết được thiết kế đẹp. Cái mà ngày nay chúng ta gọi là bộ chữ cái Rôma thực ra là bộ chữ cái của Alcuin (?!).
_____
* Fonts: Claud Garamond; Robert Granjon
_____
Aldus là người tiên phong của hai sự cải cách mới trong nghệ thuật in sách - kiểu chữ “italic” (chữ nghiêng) và khổ sách “octavo” (khổ tám), Nếu kiểu chữ đen của sách Kinh thánh Gutenberg đã mãi mãi là kiểu chuẩn, hẳn các sách đã không trở thành gọn gàng như ngày nay. Vì kiểu chữ ấy không thích hợp để in một lượng tối đa chữ dễ đọc trên một trang giấy. Khoảng năm 1500 Aldus giao cho Francesco Friffo ở Bologna nhiệm vụ thiết kế một font chữ thực tế hơn. Font chữ hoàn toàn mới này dựa trên kiểu chữ viết cong thời đó được dùng tại những tòa án giáo hoàng và các nhà nhân bản học thường dùng kiểu chữ này để viết cho nhau. Những chữ này hẹp và thon, không trang trọng như kiểu chữ Gothic cổ, nhưng lại hợp với các kiểu chữ hoa Roman. Cuốn sách đầu tiên in bằng kiểu chữ mới này là một ấn bản bằng khổ tám của Aldus năm 1501 cho tác phẩm của Virgil. Vì sách Virgil của Aldus được đề tặng nước Italia, nên kiểu chữ này đã được gọi là “italic”. Lúc đầu kiểu chữ này gồm những chữ thường và dùng những chữ hoa Roman nhỏ. Aldus lấy kiểu chữ này làm chuẩn để in các tác phẩm cổ điển của mình. Nó vừa đẹp và dễ đọc, lại vừa chứa được nhiều từ trên một trang giấy.

2 education systems

I/ System A:
Tứ Thư và Ngũ Kinh hợp lại làm 9 bộ sách chủ yếu của Nho giáo. Các sách này còn là những tác phẩm văn chương cổ điển của Trung Quốc. Sự học của Nho giáo có nhiều lý tưởng cao siêu, nhưng có thể nói một cách vắn tắt là: sự học chú trọng ở luân thường đạo lý, chủ trương biến hóa tùy thời, sự vụ thực tế nên không bàn đến những cái viển vông ngoài sinh hoạt của con người nơi trần thế.
1. Tứ Thư (四書 Sì shū) là bốn tác phẩm kinh điển của Nho học Trung Hoa, được Chu Hy thời nhà Tống lựa chọn. Chúng bao gồm:
1.1. Đại Học (大學 Dà Xué)
1.2. Trung Dung (中庸 Zhōng Yóng)
1.3. Luận Ngữ (論語 Lùn Yǔ)
1.4. Mạnh Tử(孟子 Mèng Zǐ)
2. Ngũ Kinh (五經 Wǔjīng) là năm quyển kinh điển trong văn học Trung Hoa dùng làm nền tảng trong Nho giáo. Theo truyền thuyết, năm quyển này đều được Khổng Tử soạn thảo hay hiệu đính.(Ngoài ra còn có Kinh Nhạc do Khổng Tử hiệu đính nhưng về sau bị thất lạc, chỉ còn lại một ít làm thành một thiên trong Kinh Lễ gọi là Nhạc ký. Như vậy Lục kinh chỉ còn có Ngũ kinh). Chúng bao gồm:
2.1. Kinh Thi (詩經 Shī Jīng)
2.2. Kinh Thư (書經 Shū Jīng)
2.3. Kinh Lễ (禮記 Lǐ Jì)
2.4. Kinh Dịch (易經 Yì Jīng)
2.5. Kinh Xuân Thu (春秋 Chūn Qiū)
3. Võ thuật
* Ngoài ra, còn có những môn học khác: Hội họa, Thư pháp, Thơ (Đường)
__________
II/ System E:
7 Liberal Arts
In the 5th century AD, Martianus Capella defined the 7 Liberal Arts as: grammar, dialectic (Biện chứng), rhetoric (Tu từ; Hùng biện), geometry (Hình học), arithmetic (Số học), astronomy (Thiên văn học), and music. In the medieval Western university, the 7 liberal arts were divided in two parts:
1. the Trivium (thi lấy bằng cử nhân)
1.1. grammar
1.2. rhetoric
1.3. logic
2. the Quadrivium (thi lấy bằng thạc sĩ)
2.1. geometry
2.2. arithmetic
2.3. astronomy (astrology)
2.4. music
* 7 môn  khoa học nhân văn (Artes liberales; Liberal Arts) được giảng dạy vào khoảng Thế kỷ 14, 15, 16 ở Âu Châu gồm ngữ pháp, tu từ, logic, hình học,  số học, thiên văn học và âm nhạc. Ngoài ra có thể học thêm chiêm tinh học, Y học, Luật học, etc.

? Memory = ? Forget

Psychology:
* William James (1842-1910) (USA)
* Hermann Ebbinghaus (1850-1909) (German) (psychologist)
* Sigmund Freud (1856-1939) (Austrian)
* Carl Gustav Jung (1875-1961) (Swiss) (psychiatrist) (the founder of Analytical Psychology)
______
Các nhà sáng lập khoa tâm lý học hiện đại coi sự quên như là một qui trình của đời sống hàng ngày. Nhà tâm lý học lỗi lạc William James (1842-1910) nhận xét:

"Trong việc sử dụng trí khôn cho đời sống thực tiễn hàng ngày, quên là một chức năng cũng quan trọng như là nhớ. Nếu chúng ta nhớ mọi cái, chúng ta sẽ thường cảm thấy khổ sở cũng như chúng ta không nhớ gì hết. Chúng ta sẽ cần một thời gian cũng dài bằng thời gian thực sự trải qua để nhớ về một khoảng thời gian và chúng ta không thể nào suy nghĩ nhanh hơn được. Mọi thời gian nhớ lại đều chịu sự... rút ngắn, và sự rút ngắn này là do sự bỏ sót một số lớn các sự kiện lấp đầy thời gian đó."

Trong thế kỷ mà kho kiến thức của loài người và những sự kiện đáng nhớ của cộng đồng được gia tăng, ghi lại và phổ biến nhiều hơn bao giờ hết, cần phải quên đi rất nhiều để giữ cho đầu óc được lành mạnh.

Nhưng điều gì xảy ra cho những ký ức “được quên đi”? Trong thế kỷ 20, phạm vi của trí nhớ lại một lần nữa được biến đổi, và được khám phá như một miền bao la của vô thức. Trong cuốn Tâm bệnh lý hàng ngày (1904), Sigmund Freud (1856-1939) bắt đầu bằng những ví dụ quen thuộc hàng ngày, như là việc quên những tên riêng, những từ nước ngoài và thứ tự các từ. Hiển nhiên, người ta luôn luôn kinh ngạc trước những huyền nhiệm của các giấc mơ. Giờ đây Freud khám phá ra thế giới các giấc mơ cũng là một kho báu bí mật chứa đầy những ký ức. Cuốn Giải thích giấc mơ (1900) của Freud cho thấy Khoa Phân tâm học có thể được dùng như một nghệ thuật và một khoa học của trí nhớ như thế nào.
(??? Hix mình đọc bài này xong mà không hiểu gì luôn, mặc dù vấn đề được đặt ra rất thú vị!)

Hình thành khái niệm về loài (species) (2)

* species is a set of animals or plants in which the members have similar characteristics to each other and can breed with each other. (from Cambridge Online Dictionary)
E.g. Mountain gorillas are an endangered species.

Theo John Ray (1627-1705), một “species” (loài) thực vật là một tên để chỉ một nhóm các cá nhân làm phát sinh những cá nhân mới giống như chúng qua việc sinh sản. Định nghĩa này cũng được áp dụng cho động vật.
modern taxonomy
Ray tin rằng, theo luật chung, mỗi loài đều cố định và không biến đổi qua các thế hệ. Dần dần, khi ông càng nghiên cứu thêm nhiều mẫu động thực vật, ông nhận thấy có thể xảy ra những đột biến nho nhỏ. Ông kết luận, “Tuy dấu hiệu thống nhất này của một loài khá cố định, nhưng không phải là bất biến và tất yếu”.
Các nhà sinh vật học sau Darwin đã gay gắt chỉ trích Ray vì ông tin vào sự cố định của loài, là điều mà người kế vị ông là Carl Linnaeus (1707-1778) còn tin tưởng với nhiều xác tín hơn cả ông. Nhưng vào thời mình, việc Ray nhấn mạnh tính cố định và liên tục của loài đã là một bước tiến vĩ đại rồi. Nó giúp tạo được một bảng phân loại (taxonomy) quốc tế sử dụng được cho toàn thể thế giới tự nhiên.
* List the Kingdom, Phylum, Class, Order, Family, Genus, and Species names for the blue whale.

Hình thành khái niệm về loài (species) (1)

Francesco Redi (1626-1697) là người đã khám phá ra cách thức loài rắn tạo ra nọc độc và là người quan tâm đến những loài vật “hạ đẳng”, bao gồm những côn trùng. Sau khi kính hiển vi của Leeuwenhoek cho thấy những động vật nhỏ xíu có những cấu trúc phức tạp ra sao, các nhà thiên nhiên học như Swammerdam đã cảm thấy dễ dàng hơn để kết luận rằng những con vật nhỏ xíu này không sinh sản tự phát, nhưng chúng có những cơ quan sinh sản. Và Redi đã mô tả những bộ phận của côn trùng tạo ra trứng của chúng. Năm 1688, Redi đã lấy một tấm vải phủ lên một miếng thịt thối hay đặt miếng thịt này vào trong một bình kín, nhờ đó ông chứng minh được rằng nếu ruồi không chạm tới miếng thịt để đẻ trứng thì sẽ không có giòi bọ sinh ra. Nhưng trong vài trường hợp khác, ông vẫn còn nghi ngờ có hiện tượng ngẫu sinh  (tự sinh) và vấn đề này còn là đề tài tranh cãi trong suốt 2 thế kỷ nữa.
_____
* Beliefs & Questions:
Redi’s experiment proved that life (maggots)
from non life (meat) was superstition.  (1688)
-Spontaneous (tự sinh; tự phát) beliefs
-Could life be born from a non living thing?
(en.wikipedia.org) Francesco Redi is most well-known for his series of experiments, published in 1668 as Esperienze Intorno alla Generazione degl'Insetti (Experiments on the Generation of Insects), which is regarded as one of the first steps in refuting "spontaneous generation" - a theory also known as Aristotelian abiogenesis. At the time, prevailing wisdom was that maggots formed naturally from rotting meat.
In one experiment, Redi took 6 jars, which he divided in two groups of three: in the first jar of each group, he put an unknown object; in the second, a dead fish; in the last, a raw chunk of veal. Redi took the first group of three, and covered the tops with fine gauze so that only air could get into it. He left the other group of jars open. After several days, he saw maggots appear on the objects in the open jars, on which flies had been able to land, but not in the gauze-covered jars.
He continued his experiments by capturing the maggots and waiting for them to metamorphose, which they did, becoming flies. Also, when dead flies or maggots were put in sealed jars with dead animals or veal, no maggots appeared, but when the same thing was done with living flies, maggots did.

Ý tưởng về “loài” sẽ được định nghĩa, khai triển và ứng dụng một cách lợi ích bởi các nhà sinh vật học khá lâu trước khi khái niệm về ngẫu sinh có được kết luận và vấn đề này đã không thể giải quyết vì những khía cạnh thần học của nó. Các nhà khoa học cực đoan thấy rằng ý tưởng ngẫu sinh hữu ích cho giải thích của họ về nguồn gốc sự sống, làm cho vai trò của Thiên chúa trong việc tạo dựng trở thành dư thừa. Nhưng Louis Pasteur (1822-1895), một tín hữu Công giáo trung thành và một nhà thực nghiệm lỗi lạc, đã thấy vấn đề một cách khác. Theo ông, cần phải có một khái niệm trật tự về loài để hiểu được hoạt động sáng tạo của Thiên Chúa lúc khởi đầu. Sau những cuộc tranh luận gay gắt, các thí nghiệm của ông về sự lên men đã chứng tỏ sự tồn tại của những sinh vật trong không khí và chứng tỏ rằng sức nóng và sự khử bỏ các hạt bụi trong không khí sẽ ngăn ngừa được sự xuất hiện của những sinh vật này. Việc áp dụng thành công ý tưởng của ông trong việc tiệt trùng sữa và trong việc cải thiện qui trình chế tạo rượu bia đã giúp thắt chặt những lập luận chống lại sự ngẫu nhiên.

May 23, 2011

Quyền ưu tiên trở thành giải thưởng (Bản quyền)

Cuộc tranh chấp ngoạn mục nhất của thế kỷ trên sân khấu khoa học mới được phổ cập này là cuộc chiến của Sir Isaac Newton với đại triết gia Nam tước Gottfried Wilhelm von Leibniz. Thách đố lúc này là một giải thưởng tác quyền khoa học lớn nhất của thời đại - vinh dự của việc phát minh phép tính (calculus). Thời đó ít người hiểu phép tính là gì, thậm chí trong số các nhà khoa học. Nhưng vấn đề tranh chấp quyền ưu tiên thì ai cũng hiểu. Các người có học đều nhận ra rằng calculus là một phương pháp mới để tính toán tốc độ và sự thay đổi chuyển động và phép tính mang lại nhiều hứa hẹn cho việc tăng nhanh những công dụng của các dụng cụ khoa học và các dụng cụ đo lường. Chúng ta dù không phải chuyên gia về phép tính vẫn có thể hiểu rõ vấn đề tranh chấp quyền ưu tiên (bản quyền). Cuộc cãi vã về quyền ưu tiên, tuy không có tính chất xây dựng, nhưng đã giúp mở rộng thành phần công chúng quan tâm đến khoa học. “Phép tính vi phân” này là gì mà người ta lại thích thú cãi vã nhau trước công chúng như thế?

Đối thủ của Newton, Leibniz (1646-1716) cũng là một triết gia kiêm khoa học gia sâu sắc nhất của thời cận đại. Từ lúc 6 tuổi, cậu bé Leibniz đã ham thích đọc sách trong thư viện lớn của cha cậu, lúc đó làm giáo sư triết học đạo đức tại Đại học Leipzig và khi 14 tuổi cậu đã thông suốt các tác phẩm cổ điển. Trước khi 26 tuổi, Leibniz đã chế ra một chương trình cải cách luật pháp cho Đế quốc Thánh Rôma, sáng chế ta một máy tính và đã khai triển một kế hoạch để thuyết phục vua Louis XIV bỏ cuộc tấn công vùng Rhineland và thay vào là xây dựng kênh Suez. Năm 1673, khi ông đến thăm London trong một sứ vụ ngoại giao, ông gặp Oldenburg và được chọn làm Hội viên của Hội Hoàng gia (Royal Society).

Điều chủ yếu trong câu chuyện của chúng ta liên quan tới Leibniz là mối quan hệ lâu dài của ông với Hội Hoàng gia, lúc đầu rất hiệu quả, nhưng về sau trở thành tai hại. Câu chuyện xảy ra với việc xuất bản năm 1712 bản tường trình chính thức của ủy ban tháng tám của Hiệp hội được chỉ định để giải quyết vụ tranh chấp quyền ưu tiên giữa Leibniz và Newton. Bối cảnh chỉ là một lời phàn nàn của Leibniz rằng ông bị lăng mạ bởi John Keill.

About you

Isaac Newton (1643-1727)
“Triết lý thực nghiệm” của Sir Isaac Newton là một thứ kỷ luật tự giác. Ông thường tự mô tả mình về vấn đề này như sau: “Tôi không biết người ta nghĩ thế nào về tôi; nhưng đối với bản thân tôi, hình như tôi chỉ là một đứa trẻ chơi đùa trên bãi biển, cảm thấy thích thú mỗi khi tìm thấy một hòn sỏi nhẵn nhụi hay một vỏ sò đẹp hơn bình thường, trong khi đại dương chân lý vẫn còn đang bị giấu ẩn trước mắt tôi”.
_____

Định lượng

* Phân biệt tính chất giữa hai khái niệm: kinh nghiệm và thí nghiệm (experiment)
Ngôn ngữ khoa học đơn giản nhưng chưa đầy đủ. Nó phải chính xác – và, nếu có thể phải có tính quốc tế. Nó phải có tính chất “minh bạch của toán học”. Ngôn ngữ khác biệt sẽ là nguyên nhân của sự khác biệt giữa kinh nghiệm và thí nghiệm. Kinh nghiệm luôn luôn có tính cá nhân  và không bao giờ có thể lặp lại giống hệt nhau. Các cuộc hành trình của Marco Polo, của Columbus và Magellan là những kinh nghiệm cần được kể lại để nghe và thưởng thức. Nhưng trong thế giới mới của “Tri thức thực nghiệm”, điều này chưa đủ. Để trở thành một thí nghiệm, kinh nghiệm phải có thể lặp lại được.

Toán học sẽ là ngôn ngữ của thế giới khoa học mới, giống như tiếng La tinh trong thế giới cũ và nó sẽ giúp vượt qua những hàng rào ngôn ngữ địa phương. Từ thời xưa, các đơn vị đo lường đã phát sinh từ việc sử dụng hàng ngày tại các chợ địa phương. “Ngón” (digit) là bề ngang một ngón tay, “gan bàn tay” (palm) là chiều ngang 4 ngón tay, “cubit” là khoảng cách từ cùi chỏ tới đầu ngón tay giữa, “bước” (pace) là chiều dài một bước chân và “sải” (fathom) là khoảng cách giữa hai cánh tay dang ra. Bằng những luật đơn vị theo thói quen đó, người ta đã có thể xây dựng một Kim Tự Tháp lớn, với sai biệt về chiều dài các cạnh chỉ bằng một phần bốn ngàn.


Bảng Lãi suất của Simon Stevin (c.1548-1620) đã đánh dấu một kỷ nguyên mới trong ngành ngân hàng. Trước đó cũng đã từng có những bảng lãi suất, nhưng chúng được giữ bí mật riêng cho các người làm ngân hàng, giống như những bản đồ hải trình được giữ riêng cho những người đi biển. Christophe Plantin (1520-1589) đã xuất bản Bảng Lãi Suất của Stevin thành những bảng in và phổ biến ra ngoài thị trường chung, với những quy luật tính toán đơn giản và tính lãi gộp, kèm với những bảng để tính nhanh số tiền chiết khấu và tiền trả hàng năm.

* Hệ thập phân:
Nhưng phát minh vĩ đại nhất của Simon Stevin lại quá đơn giản khiến chúng ta không thể ngờ rằng chúng cần được phát minh, đó là hệ thập phân của ông, mà Plantin đã xuất bản với nhan đề 'Phần Mười' (1585). Các hệ thống trước kia để tính toán các phân số rất rắc rối. Giải pháp của Stevin là coi mọi đơn vị phân số như những số nguyên. Ví dụ, ta có một lượng 4 và 29/100. Stevin hỏi, tại sao ta không đơn giản coi nó như là 429 phần của đơn vị 1/100? Ta chỉ cần giản lược đơn vị thành lượng nhỏ nhất, rồi coi cả số nguyên và phân số như là bội số của lượng nhỏ nhất đó. Các nhà thí nghiệm ngày nay có thể chỉ cần xử lý các con số nguyên thôi.

Stevin cho thấy những lợi thế của số “phần mười” trong việc đo vải và các bình rượu, cho công việc của các nhà thiên văn và các thợ đúc tiền. Và ông cũng giải thích lợi điểm của nó trong việc tập hợp các đơn vị quân đội thành những đơn vị 10 hay 100 hay 1000.

Stevin đã không nghĩ đến số chấm thập phân. John Napier (1550-1617), nhà toán học Scotland và là phát minh toán học loga, đã đưa vào dấu chấm thập phân theo hệ thống vị trí các con số của Ấn Độ - Ả Rập và làm cho các số thập phân trở thành dễ phân biệt hơn trong việc sử dụng hằng ngày.

* Con lắc đơn:
Khi Galileo nhận thấy sự tương quan giữa chu kỳ và chiều dài của một quả lắc, ông đã mở đường cho việc sử dụng thời gian làm cơ sở cho một đơn vị không gian đồng đều. Khi Christian Huygens  (1629-1695) phát minh đồng hồ quả lắc, ông đã hoàn thành điều này. Gabriel Mouton (1618-1694), một linh mục ở Lyons suốt đời không rời khỏi thành phố quê hương mình, đã bị ám ảnh bởi công cuộc tìm kiếm này. Ông nghiên cứu chu kỳ của quả lắc và ngạc nhiên khám phá ra rằng chiều dài của quả lắc với tần số một lắc mỗi giây sẽ thay đổi tuỳ theo vĩ độ. Từ đó ông gợi ý có thể sử dụng sự thay đổi này để tính chiều dài một độ của đường kinh tuyến trái đất. Một phần của giờ, hay một phút của một độ, có thể trở thành một đơn vị phổ quát của chiều dài.

* SI:
Cố gắng này trong việc sử dụng quả lắc cùng với hệ thống thập phân đơn giản và toàn diện để xác định đơn vị đo lường phổ quát rốt cuộc đã mang lại kết quả. Năm 1790, Talleyrand (1754-1838) đã yêu cầu Đại Hội Quốc gia của cuộc Cách mạng Pháp soạn một hệ thống đo lường quốc gia (mà ông hy vọng sẽ trở thành quốc tế) dựa trên chiều dài chính xác của quả lắc đồng hồ với chu kỳ lắc một giây ở phút 45 độ vĩ tại chính miền trung nước Pháp.

Viện Hàn lâm Pháp đã tiến hành công việc này và khuyến cáo làm những đơn vị mới dựa trên hệ thập phân và đơn vị cơ bản sẽ là một phần mười triệu chiều dài của một cung phần tư của một kinh tuyến trái đất (nghĩa là một phần mười triệu chiều dài của một cung giữa xích đạo và Bắc Cực). Không bao lâu, đơn vị này đã được đặt tên là “mét”, bởi từ Hi Lạp metron nghĩa là đo và từ mét phát sinh mọi đơn vị đo lường thập phân khác. Khối lập phương một mét mỗi cạnh sẽ là đơn vị đo thể tích và khối lập phương đầy nước sẽ là đơn vị đo khối lượng. Có một hằng số tự nhiên làm cơ sở cho toàn thể hệ thống, đó là quả lắc đồng hồ một giây, được dùng để tính mọi loại số lượng, tất cả đều được phát biểu bằng những bội số của 10.

* Kết luận:

Khi nền khoa học cận đại được hình thành ở châu Âu, những quốc gia lớn chế tạo các dụng cụ cũng là những quốc gia có tiến bộ khoa học lớn. Các nước Anh, Pháp, Hà Lan, Đức, ý nơi nuôi dưỡng những nhà khoa học xây dựng lý thuyết, cũng là nơi chế tạo những dụng cụ khoa học tốt nhất. Các dụng cụ khoa học mới đã biến đổi thế giới phẩm tính của Aristote thành thế giới lượng tính mới của Bacon. Mersenne đã nhấn mạnh rằng mục tiêu của nhà triết học tự nhiên phải là sự chính xác. Tác phẩm đánh dấu thời đại của Newton mà chúng ta thường gọi sai là Principia (Các Nguyên Lý), thực ra tên đầy đủ của nó là Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (Các Nguyên Lý Toán học của Triết học Tự nhiên). Khi khoa học trở thành toán học, khi đo lường trở thành sự trắc nghiệm các chân lý khoa học, thì những người chế tạo những dụng cụ đo lường trở thành những công dân hàng đầu của nước cộng hoà khoa học và cộng đồng khoa học mở rộng rất nhiều.

Các dụng cụ mới cũng biến đổi các kinh nghiệm có một không hai thành những thí nghiệm có thể lặp đi lặp lại được. Tại châu Âu vào thế kỷ 17 đã phát triển một công nghệ chế tạo dụng cụ, đương nhiên có việc chế tạo đồng hồ. Vào thế kỷ 18, các dụng cụ khoa học và toán học là những mặt hàng xuất khẩu chính yếu của nước Anh và Hà Lan.
__________
* (wiki.answers.com) In the 18th century it was felt that a standard unit of length was needed. The French Academy of Sciences decided in 1791 that the meter would be defined by the dimensions of the planet earth.

- The metre would be a unit of length such that Earth's meridian line (a line linking the equator with the north pole) was equal to ten million meters. Over the following years measurements of the meridian line that passes through Paris were attempted, so that a standard meter could be cast in metal.
10,000,000 meters = the length ò the meridian line linking the equator with the North Pole
10,000,000 meters = 10,000 kilometers
- As 1/10,000,000 of the distance from the North Pole to the Equator, as measured on the longitude of Paris. This required a survey to determine the length of angles on the ground, and the surveyors did a decent job -- coming up with a number which was within 0.2% of the correct value. A metal bar was then prepared, inscribed with marks one meter apart; it remains to this day in a vault in Sevres, France. For modern work, this is not sufficiently accurate, and the length of a meter has been defined in terms of the wavelength of a certain color of light. (from answer.yahoo.com)

May 21, 2011

3 định luật chuyển động của các hành tinh (by Johannes Kepler)

(Bài viết này được copy từ trang trungdung.free.fr. Thank you tác giả của bài viết.)

Johannes Kepler - một nhà Thiên văn học thực nghiệm nổi tiếng, người đã gây dựng nền tảng của Thiên văn học với 3 định luật được rút ra từ những quan sát thực tế. Sau đó 3 định luật của Kepler được chứng minh qua lí thuyết của cơ học Newton.

 Johannes Kepler (1571 - 1630), nhà toán học và thiên văn học người Đức. Ông dã xây dựng một mô hình địa tâm để xác định quỹ đạo của các hành tinh trong hệ Copernicus (mô hình địa tâm ở đây có nghĩa lấy Trái đất làm gốc toạ độ, xét chuyển động của các hành tinh trong hệ toạ độ đó). Ông gửi công trình của ông tới một số nhà khoa học, trong đó có Tycho Brahe. Khâm phục vốn hiểu biết thiên văn của Kepler, Tycho đã mời Kepler đến làm việc với ông ở Praha. 
 Nói đến sự quyến rũ của Thiên văn học thì phải nói đến Tycho Brahe, một người bị cuốn hút bởi hiện tượng nhật thực được dự báo trước. Và từ một nhà nghiên cứu luật học ông đã chuyển sang nghiên cứu thiên văn. Nhà vua Đan Mạch đã xây cho ông một đài quan sát thiên văn. Ông là một nhà quan sát cần cù, đặc biệt ông quan tâm đến độ chính xác trong các quan sát của mình. Năm 1572, ông phát hiện ra một ngôi sao mới và tên ông được đặt cho ngôi sao này Tycho Nova. Số liệu quan sát chuyển động của các thiên thể trong suốt 20 năm đã đặt cơ sở cho Kepler đưa ra 3 định luật nổi tiếng, nền tảng cho việc xác định quỹ đạo của các hành tinh. 
Ban đầu, như các nhà thiên văn khác, Kepler xem quỹ đạo của các hành tinh là quỹ đạo tròn với vận tốc không đổi. Ông đã lặp đi lặp lại việc tính toán một cách không thành công nhằm quỹ đạo của Hoả tinh với kết quả quan sát. Cuối cùng ông đã tìm ra quỹ đạo của Hoả tinh là một hình êlíp.

 Năm 1609, ông công bố 2 định luật về chuyển động của các hành tinh:

* Định luật một: các hành tinh chuyển động trên một quỹ đạo êlíp với Mặt trời nằm tại một tiêu điểm. 
* Định luật hai: đoạn thẳng nối hành tinh với Mặt trời quét những diện tích bề mặt bằng nhau trong những khoảng thời gian như nhau. 
Từ định luật 2 ta thấy rằng vận tốc chuyển động của hành tinh không phải là một hằng số. Vận tốc sẽ lớn hơn khi hành tinh ở gần Mặt trời và ngược lại.

Năm 1619, Kepler công bố định luật thứ 3 của ông:

* Định luật ba: bình phương chu kì chuyển động của các hành tinh tỉ lệ với lập phương bán trục lớn quỹ đạo của chúng:
T3 = K.a3
với T là chu kì chuyển động của hành tinh tính theo năm.
a là bán trục lớn tính theo đơn vị thiên văn.
Đơn vị thiên văn là khoảng cách trung bình từ Trái đất đên Mặt trời 1 A.I = 1,49597870.1011m

 Ba Định luật của Kepler hoàn toàn được xây dựng trên những quan sát thực nghiệm nhưng đã mô tả được đầy đủ đặc điểm chuyển động của các hành tinh xung quanh Mặt trời. Như từ quan sát ta biết được T thì ta sẽ rút ra được bán trục lớn của quỹ đạo hành tinh. Chính cũng từ các Định luật của Kepler đã giúp các nhà thiên văn học sau này phát hiện ra sự tồn tại của các hành tinh bên rìa hệ Mặt trời (Hải vương tinh, Diêm vương tinh) do ảnh hưởng của chúng đến quỹ đạo đến của Thiên vương tinh (trong trường hợp phát hiên ra Hải vương tinh) và quỹ đạo của Hải vương tinh (trong trường hợp phát hiện ra Diêm vương tinh).

 Một số phép tính toán rắc rối dùng để tính khoảng cách từ các hành tinh đến Mặt trời thì xin không trình bày ở đây.

Tài liệu tham khảo:
1. Thiên văn Vật lí
2. Vũ trụ phòng thí nghiệm thiên nhiên vĩ đại
3. Vũ trụ giãn nở
4. Và nhiều tài liệu khác.
copyright

Chí tuyến là gì?

Có 5 vĩ tuyến đặc biệt là:
Vòng Bắc cực (66° 33' 38" vĩ bắc)
Hạ chí tuyến (23° 26' 22" vĩ bắc) (Chí tuyến Bắc, chí tuyến Cự Giải)
Xích đạo (0° vĩ bắc)
Đông chí tuyến (23° 26' 22" vĩ nam) (Chí tuyến Nam, chí tuyến Nam Dương)
Vòng Nam Cực (66° 33' 38" vĩ nam)

* Chí tuyến Bắc (Tropic of Cancer; Northern Tropic)
* Chí tuyến Nam (Tropic of Capricorn; Southern Tropic) 23° 26' 22" vĩ nam là vĩ độ xa nhất về phía nam mà Mặt Trời có thể xuất hiện trên đỉnh đầu của người quan sát diễn ra vào tiết đông chí của Bắc bán cầu.

Story of the previously unknown tobacco plant (1493)

* Voyages of Christopher Columbus:
- The 1st voyage: August 3rd 1492 - February 1493
- The 2nd voyage: September 1493 - March 1496
- The 3rd voyage: May 30th 1498 -
- The 4th voyage: May 12th 1502 -
__________
Ngày 28 tháng 10, 1492, đoàn tàu của Colômbô vào được Bahía Bariay, một cảng đẹp ở một tỉnh phía đông Cuba. Tại đây những người bản xứ ở San Salvador mà ông đã bắt và mang theo làm thông ngôn đã phỏng vấn những người bản xứ Indies và họ nói cho Colômbô biết có vàng ở Cubanacan (nghĩa là trung - Cuba), một dẻo đất nhỏ. Colômbô lại (nhầm lẫn) phấn khởi nghĩ rằng họ muốn nói đến "El Gran Can", tức là Thành Cát Tư Hãn, và ông lập tức phái một phái đoàn sứ giả đến gặp vị quốc vương phương Đông đó. Kết quả là họ chỉ gặp được chừng 50 chiếc lều lá cọ. Tù trưởng địa phương thết tiệc họ như những sứ giả từ trên trời phái đến và người dân hôn chân họ. Nhưng họ không nghe nói gì đến Thành Cát Tư Hãn.

Trên đường trở về cảng, hai sứ giả của Colômbô cũng đã gặp một sự kiện độc đáo. Họ gặp một đoàn người Indies thuộc bộ lạc Taino đang đi bộ - "nhiều người đang trở về làng, một tay cầm que củi đang cháy và họ uống khói từ những lá cây". Điếu xì gà dài họ mang theo sẽ được đốt lại mỗi khi họ dừng chân bởi những chú bé cầm que củi cháy, rồi họ chuyền cho những người khác trong đoàn mỗi người kéo vài hơi qua lỗ mũi của họ. Đây là tài liệu đầu tiên của châu Âu về thuốc lá. Ít năm sau, khi người Tây Ban Nha đã chiếm Tân Thế Giới làm thuộc địa và tự mình biết thưởng thức thuốc lá, họ đưa thuốc lá vào châu Âu, châu Á và châu Phi, ở đó thuốc lá đã trở thành nguồn phát sinh của của cải, thú vui và sự chán chường.

May 18, 2011

Thí nghiệm đo chu vi Trái đất


* Qua các lữ khách, Eratosthenes (the 5th century BC) nghe nói rằng vào giữa trưa ngày 21 tháng 6, mặt trời không đổ bóng trong một cái giếng ở Syene (nay là Aswan), nghĩa là mặt trời ở ngay trên đỉnh đầu. Ông biết rằng mặt trời luôn đổ bóng tại Alexandria. Từ những kiến thức có sẵn vào thời đó, ông suy ra rằng Syene phải ở phía nam Alexandria.
Ông nảy ra ý tưởng là nếu có thể đo được chiều dài của bóng mặt trời ở Alexandria vào lúc mà ở Syene không có bóng mặt trời, thì ông có thể tính được chu vi của trái đất. Ngày 21 tháng 6 ông đo bóng của một cột kỷ niệm tại Alexandria và bằng cách tính đơn giản của hình học ông tính được con số 7014’. Độ nghiêng này bằng 1/50 của một vòng trong 360 độ.
Tính toán này chính xác một cách lạ lùng, vì độ khác biệt thực sự giữa vĩ độ của Aswan và Alexandria, theo những tính toán hoàn hảo nhất của chúng ta ngày nay, là 7014’. Như thế chu vi của trái đất bằng 50 lần khoảng cách từ Syene tới Alexandria. Nhưng khoảng cách này là bao nhiêu? Qua lữ khách, ông biết rằng những con lạc đà phải mất 50 ngày để đi hết quãng hành trình này và lạc đà mỗi ngày đi được 100 stadium. Như thế khoảng cách từ Syene tới Alexandria là 5,000 stadium (50x100). Từ đó ông tính được chu vi của trái đất là 250,000 stadium (50x5000). Một stadium của Hy Lạp tương đương 607 feet Anh. Theo cách tính toán này, Eratosthenes đã đạt đến một con số cho chu vi của trái đất là khoảng 28,700 dặm, cao hơn con số thật chúng ta biết ngày nay khoảng 15 phần trăm
.
(Relate: nhantai.vn 10 thí nghiệm vật lý nổi tiếng)
* Một trong số những sai lầm của Ptoleme: Đối với chu vi trái đất, Ptolêmê bác bỏ tính toán rất chính xác của Erastothenes, Ptolêmê tính mỗi độ của trái đất chỉ có 50 dặm thay vì 70 và rồi ông theo nhà bác học Hy Lạp Posidonius (khoảng 135-52 trước C.N.) và Strabo, ông tuyên bố chu vi trái đất là 18,000 dặm. Cùng với việc tính toán quá thấp này, ông phạm thêm sai lầm là kéo dài châu Á về phía đông quá xa kích thước thực sự của nó, tới 1800 thay vì đúng là 1300. Hậu quả là bản đồ của ông đã thu hẹp rất nhiều những phần thế giới chưa được biết đến giữa mép phía đông châu Á và mép phía tây châu Âu. Nhưng sai lầm của Ptolêmê lại là một điều may. Giả như ông đã không theo Strabo mà theo Erastothenes, cuộc gặp gỡ của châu Âu với Tân Thế Giới đã có thể bị trì hoãn đến bao lâu? Và rồi, giả như Colômbô đã biết được chiều rộng đích thực của trái đất? Nhưng Colômbô đã theo Ptolêmê, vì thời đó không có uy tín địa lý nào cao hơn Ptolêmê. Colômbô lại còn tăng viễn tưởng của mình bằng cách tính độ của trái đất 10 phần trăm nhỏ hơn tính toán của Ptolêmê.

May 15, 2011

Saturn

Saturn
* Saturn (Sao Thổ)
- How many (natural) satellites does Saturn have? Saturn has 62 moons with confirmed orbits, as of March 2011. 53 have been named and 9 are provisional.
_____
* Jupiter planet (Sao Mộc)
Jupiter
- Đến năm 2004, đã có 63 vệ tinh của Sao Mộc được khám phá và được chia ra làm 7 nhóm. Trong những vệ tinh này, Io, Europa, Ganymede và Callisto được khám phá bởi Galileo Galilei từ đầu thế kỷ 17 và lập thành nhóm Galilean. Bốn vệ tinh này tự quay một vòng chung quanh chính nó trong một thời gian bằng một vòng chung quanh Sao Mộc nên luôn luôn có một mặt hướng về Sao Mộc và một mặt quay đi – giống như trường hợp của Mặt Trăng đối với Trái Đất.
- Năm 1610, Galileo đã nói rằng kinh độ có thể xác định được trên biển nhờ quan sát 4 vệ tinh của sao Mộc (4 vệ tinh nhóm Galilean).

Gregorian calendar 1582

October 1582
* Lịch pháp & quá trình hình thành của nó:
- Năm 1582, Pope Gregory XIII (1502-1585) đã đổi lịch. (Gregorian Calendar 1582, rút đi 10 ngày)
- wisegeek.com What happened to the calendar in October 1582?
- Calendar 1752 (United Kingdom)
_____
* Trái đất quay quanh trục của nó nên mọi nơi trên mặt đất đều di chuyển qua 1 ngày 24 giờ với một vòng quay đủ 360 độ. Như vậy trong 1 giờ trái đất quay 15 độ quanh trục của nó. Người ta chia trái đất thành 24 múi giờ.
- Ở Istanbul, Turkey là 12h trưa thì ở London, UK là 10h sáng. London nằm trên kinh tuyến số 0. Suy ra Istalbul nằm trên kinh tuyến 30 độ Đông (= 15 độ * 2 giờ chênh lệch).
- Tương tự nhưa vậy, Hà Nội, Việt Nam nằm ở múi giờ GMT+7, có thể suy ra Hà Nội nằm trên kinh tuyến 105 độ Đông (= 15 độ * 7 giờ chênh lệch).
* Đề cập đến tư duy về múi giờ này và chúng ta trở về thế kỷ 15. Việc các tàu biển thời đó đi qua các vĩ tuyến (tương quan Bắc-Nam) sẽ đơn giản hơn nhiều so với việc phải đi qua các kinh tuyến (tương quan Đông-Tây) vì sẽ vấp phải vấn đề về xác định thời gian. Nếu những chiếc thuyền đó đi sang phía Đông thì sẽ sang một giờ khác, mà đi sang phía Tây lại sang một giờ khác. Giữa biển cả mênh mông không có gì để làm mốc thì họ sẽ rất khó xác định thời gian cũng như không gian khi mà trong tay họ lúc đó có lẽ chỉ có những chiếc đồng hồ nước, cát, etc. và tất nhiên là có la bàn nữa.  Trái lại việc đi dọc Bắc-Nam qua các vĩ tuyến lại đơn giản hơn, vì họ sẽ theo dõi được thời gian của cuộc hành trình trên biển của họ chính xác hơn.
Vấn đề về kinh độ là một trong các lý do khiến Columbus mãi mới tìm ra Châu Mỹ. Và Columbus đã vượt qua vấn đề khó khăn này như nào khi cuộc hành trình của ông theo hướng Đông-Tây chứ không phải hướng Bắc-Nam?