- Johann Joachim Winckelmann (1717-1768) was a German art historian and archaeologist. He was a pioneering Hellenist who first articulated the difference between Greek, Greco-Roman and Roman art. Defined "The prophet and founding hero of modern archaeology", Winckelmann was one of the founders of scientific archaeology and first applied the categories of style on a large, systematic basis to the history of art. Many consider him the father of the discipline of art history. His would be the decisive influence on the rise of the neoclassical (Tân Cổ điển) movement during the late 18th century. His writings influenced not only a new science of archaeology and art history but Western painting, sculpture, literature and even philosophy. Winckelmann's History of Ancient Art (1764) was one of the first books written in German to become a classic of European literature. His subsequent influence on Lessing, Herder, Goethe, Hölderlin, Heine, Nietzsche, George, and Spengler has been provocatively called "the Tyranny of Greece over Germany."
Ở Anh hồi thế kỷ 18, từ “classical” ban đầu có nghĩa là “hạng nhất” hay chất lượng cao nhất, sau đó đã mang ý nghĩa chuyên biệt là “cổ điển”, nghĩa là một sản phẩm của Hy Lạp hay Roma cổ.
Johann Joachim Winckelmann (1717-1768) là con trai của một thợ đóng giày ở Stendal nước Phổ, cậu từ chối đi theo nghề của cha. Ngược lại, cậu đến học ở một trường gần nhà, tại đây thầy giáo đang bị mù dần dần và cậu trở thành con mắt của thầy. Winckelmann không bao giờ quên ơn thầy là người đã đánh thức lòng say mê đọc sách của cậu. Từ rất sớm, cậu đã phát triển một mối đam mê tất cả những gì là của Hy Lạp. Thời ấy, các học giả Đức biết tiếng Hy Lạp chủ yếu chỉ để đọc sách Tân Ước. Lên 17 tuổi, Winckelmann đến Berlin thụ giáo một học giả nổi tiếng về lòng say mê văn học Hy Lạp. Lúc 21 tuổi, cậu tự xoay sở đi đến Hamburg để mua những sách cổ điển tại một thư viện nổi tiếng đang chuẩn bị phân tán.
Winckelmann khẳng định, “Không có dân tộc nào quý chuộng cái đẹp nhiều hơn người Hi Lạp”. Ông chia sẻ sự tôn thờ vẻ đẹp thể hình của người Hi Lạp, là điều đã khiến cho điêu khắc trở nên nghệ thuật lớn của họ. Trong khi ông chê cười những bức tượng dùng để trang trí mà ông gặp thấy ở Dresden, ông lại ca ngợi bức tượng Laocoon và hai đứa con bị con mãng xà biển đè bẹp và lời ca ngợi này của ông đã trở thành bản tuyên xưng của trường phái tân cổ điển (Neo-Classical).
Với việc xuất bản cuốn Lịch Sử Nghệ Thuật Cổ của ông năm 1764, Winckelmann đã trở thành một học giả lỗi lạc và tiếng tăm của ông lan đi khắp châu Âu. Đây là một trong những tác phẩm đầu tiên bằng tiếng Đức trở thành một kinh điển của văn học châu Âu.
Goethe là người rất ngưỡng mộ Winckelmann đã tuyên bố, “Winckelmann giống như Columbus, chưa khám phá ra tân thế giới nhưng đã linh cảm trước được những gì sẽ phải xảy ra. Đọc sách của ông, người ta không học được điều gì mới, nhưng người ta trở thành một con người mới !".
Di sản của Winckelmann là một phong trào phổ biến - đưa lịch sử của nghệ thuật vào đời sống nghệ thuật. Ông là một trong những người có công làm cho những gì thuộc cổ đại Hy Lạp và Roma đạt tới mức độ đồng nghĩa với “cái cổ điển” (classical).
Ở Anh hồi thế kỷ 18, từ “classical” ban đầu có nghĩa là “hạng nhất” hay chất lượng cao nhất, sau đó đã mang ý nghĩa chuyên biệt là “cổ điển”, nghĩa là một sản phẩm của Hy Lạp hay Roma cổ.
Johann Joachim Winckelmann (1717-1768) là con trai của một thợ đóng giày ở Stendal nước Phổ, cậu từ chối đi theo nghề của cha. Ngược lại, cậu đến học ở một trường gần nhà, tại đây thầy giáo đang bị mù dần dần và cậu trở thành con mắt của thầy. Winckelmann không bao giờ quên ơn thầy là người đã đánh thức lòng say mê đọc sách của cậu. Từ rất sớm, cậu đã phát triển một mối đam mê tất cả những gì là của Hy Lạp. Thời ấy, các học giả Đức biết tiếng Hy Lạp chủ yếu chỉ để đọc sách Tân Ước. Lên 17 tuổi, Winckelmann đến Berlin thụ giáo một học giả nổi tiếng về lòng say mê văn học Hy Lạp. Lúc 21 tuổi, cậu tự xoay sở đi đến Hamburg để mua những sách cổ điển tại một thư viện nổi tiếng đang chuẩn bị phân tán.
Winckelmann khẳng định, “Không có dân tộc nào quý chuộng cái đẹp nhiều hơn người Hi Lạp”. Ông chia sẻ sự tôn thờ vẻ đẹp thể hình của người Hi Lạp, là điều đã khiến cho điêu khắc trở nên nghệ thuật lớn của họ. Trong khi ông chê cười những bức tượng dùng để trang trí mà ông gặp thấy ở Dresden, ông lại ca ngợi bức tượng Laocoon và hai đứa con bị con mãng xà biển đè bẹp và lời ca ngợi này của ông đã trở thành bản tuyên xưng của trường phái tân cổ điển (Neo-Classical).
Với việc xuất bản cuốn Lịch Sử Nghệ Thuật Cổ của ông năm 1764, Winckelmann đã trở thành một học giả lỗi lạc và tiếng tăm của ông lan đi khắp châu Âu. Đây là một trong những tác phẩm đầu tiên bằng tiếng Đức trở thành một kinh điển của văn học châu Âu.
Goethe là người rất ngưỡng mộ Winckelmann đã tuyên bố, “Winckelmann giống như Columbus, chưa khám phá ra tân thế giới nhưng đã linh cảm trước được những gì sẽ phải xảy ra. Đọc sách của ông, người ta không học được điều gì mới, nhưng người ta trở thành một con người mới !".
Di sản của Winckelmann là một phong trào phổ biến - đưa lịch sử của nghệ thuật vào đời sống nghệ thuật. Ông là một trong những người có công làm cho những gì thuộc cổ đại Hy Lạp và Roma đạt tới mức độ đồng nghĩa với “cái cổ điển” (classical).