Cuộc tranh chấp ngoạn mục nhất của thế kỷ trên sân khấu khoa học mới được phổ cập này là cuộc chiến của Sir Isaac Newton với đại triết gia Nam tước Gottfried Wilhelm von Leibniz. Thách đố lúc này là một giải thưởng tác quyền khoa học lớn nhất của thời đại - vinh dự của việc phát minh phép tính (calculus). Thời đó ít người hiểu phép tính là gì, thậm chí trong số các nhà khoa học. Nhưng vấn đề tranh chấp quyền ưu tiên thì ai cũng hiểu. Các người có học đều nhận ra rằng calculus là một phương pháp mới để tính toán tốc độ và sự thay đổi chuyển động và phép tính mang lại nhiều hứa hẹn cho việc tăng nhanh những công dụng của các dụng cụ khoa học và các dụng cụ đo lường. Chúng ta dù không phải chuyên gia về phép tính vẫn có thể hiểu rõ vấn đề tranh chấp quyền ưu tiên (bản quyền). Cuộc cãi vã về quyền ưu tiên, tuy không có tính chất xây dựng, nhưng đã giúp mở rộng thành phần công chúng quan tâm đến khoa học. “Phép tính vi phân” này là gì mà người ta lại thích thú cãi vã nhau trước công chúng như thế?
Đối thủ của Newton, Leibniz (1646-1716) cũng là một triết gia kiêm khoa học gia sâu sắc nhất của thời cận đại. Từ lúc 6 tuổi, cậu bé Leibniz đã ham thích đọc sách trong thư viện lớn của cha cậu, lúc đó làm giáo sư triết học đạo đức tại Đại học Leipzig và khi 14 tuổi cậu đã thông suốt các tác phẩm cổ điển. Trước khi 26 tuổi, Leibniz đã chế ra một chương trình cải cách luật pháp cho Đế quốc Thánh Rôma, sáng chế ta một máy tính và đã khai triển một kế hoạch để thuyết phục vua Louis XIV bỏ cuộc tấn công vùng Rhineland và thay vào là xây dựng kênh Suez. Năm 1673, khi ông đến thăm London trong một sứ vụ ngoại giao, ông gặp Oldenburg và được chọn làm Hội viên của Hội Hoàng gia (Royal Society).
Điều chủ yếu trong câu chuyện của chúng ta liên quan tới Leibniz là mối quan hệ lâu dài của ông với Hội Hoàng gia, lúc đầu rất hiệu quả, nhưng về sau trở thành tai hại. Câu chuyện xảy ra với việc xuất bản năm 1712 bản tường trình chính thức của ủy ban tháng tám của Hiệp hội được chỉ định để giải quyết vụ tranh chấp quyền ưu tiên giữa Leibniz và Newton. Bối cảnh chỉ là một lời phàn nàn của Leibniz rằng ông bị lăng mạ bởi John Keill.
Đối thủ của Newton, Leibniz (1646-1716) cũng là một triết gia kiêm khoa học gia sâu sắc nhất của thời cận đại. Từ lúc 6 tuổi, cậu bé Leibniz đã ham thích đọc sách trong thư viện lớn của cha cậu, lúc đó làm giáo sư triết học đạo đức tại Đại học Leipzig và khi 14 tuổi cậu đã thông suốt các tác phẩm cổ điển. Trước khi 26 tuổi, Leibniz đã chế ra một chương trình cải cách luật pháp cho Đế quốc Thánh Rôma, sáng chế ta một máy tính và đã khai triển một kế hoạch để thuyết phục vua Louis XIV bỏ cuộc tấn công vùng Rhineland và thay vào là xây dựng kênh Suez. Năm 1673, khi ông đến thăm London trong một sứ vụ ngoại giao, ông gặp Oldenburg và được chọn làm Hội viên của Hội Hoàng gia (Royal Society).
Điều chủ yếu trong câu chuyện của chúng ta liên quan tới Leibniz là mối quan hệ lâu dài của ông với Hội Hoàng gia, lúc đầu rất hiệu quả, nhưng về sau trở thành tai hại. Câu chuyện xảy ra với việc xuất bản năm 1712 bản tường trình chính thức của ủy ban tháng tám của Hiệp hội được chỉ định để giải quyết vụ tranh chấp quyền ưu tiên giữa Leibniz và Newton. Bối cảnh chỉ là một lời phàn nàn của Leibniz rằng ông bị lăng mạ bởi John Keill.
No comments:
Post a Comment