Psychology:
* William James (1842-1910) (USA)
* Hermann Ebbinghaus (1850-1909) (German) (psychologist)
* Sigmund Freud (1856-1939) (Austrian)
* Carl Gustav Jung (1875-1961) (Swiss) (psychiatrist) (the founder of Analytical Psychology)
______
Các nhà sáng lập khoa tâm lý học hiện đại coi sự quên như là một qui trình của đời sống hàng ngày. Nhà tâm lý học lỗi lạc William James (1842-1910) nhận xét:
"Trong việc sử dụng trí khôn cho đời sống thực tiễn hàng ngày, quên là một chức năng cũng quan trọng như là nhớ. Nếu chúng ta nhớ mọi cái, chúng ta sẽ thường cảm thấy khổ sở cũng như chúng ta không nhớ gì hết. Chúng ta sẽ cần một thời gian cũng dài bằng thời gian thực sự trải qua để nhớ về một khoảng thời gian và chúng ta không thể nào suy nghĩ nhanh hơn được. Mọi thời gian nhớ lại đều chịu sự... rút ngắn, và sự rút ngắn này là do sự bỏ sót một số lớn các sự kiện lấp đầy thời gian đó."
Trong thế kỷ mà kho kiến thức của loài người và những sự kiện đáng nhớ của cộng đồng được gia tăng, ghi lại và phổ biến nhiều hơn bao giờ hết, cần phải quên đi rất nhiều để giữ cho đầu óc được lành mạnh.
Nhưng điều gì xảy ra cho những ký ức “được quên đi”? Trong thế kỷ 20, phạm vi của trí nhớ lại một lần nữa được biến đổi, và được khám phá như một miền bao la của vô thức. Trong cuốn Tâm bệnh lý hàng ngày (1904), Sigmund Freud (1856-1939) bắt đầu bằng những ví dụ quen thuộc hàng ngày, như là việc quên những tên riêng, những từ nước ngoài và thứ tự các từ. Hiển nhiên, người ta luôn luôn kinh ngạc trước những huyền nhiệm của các giấc mơ. Giờ đây Freud khám phá ra thế giới các giấc mơ cũng là một kho báu bí mật chứa đầy những ký ức. Cuốn Giải thích giấc mơ (1900) của Freud cho thấy Khoa Phân tâm học có thể được dùng như một nghệ thuật và một khoa học của trí nhớ như thế nào.
(??? Hix mình đọc bài này xong mà không hiểu gì luôn, mặc dù vấn đề được đặt ra rất thú vị!)
* William James (1842-1910) (USA)
* Hermann Ebbinghaus (1850-1909) (German) (psychologist)
* Sigmund Freud (1856-1939) (Austrian)
* Carl Gustav Jung (1875-1961) (Swiss) (psychiatrist) (the founder of Analytical Psychology)
______
Các nhà sáng lập khoa tâm lý học hiện đại coi sự quên như là một qui trình của đời sống hàng ngày. Nhà tâm lý học lỗi lạc William James (1842-1910) nhận xét:
"Trong việc sử dụng trí khôn cho đời sống thực tiễn hàng ngày, quên là một chức năng cũng quan trọng như là nhớ. Nếu chúng ta nhớ mọi cái, chúng ta sẽ thường cảm thấy khổ sở cũng như chúng ta không nhớ gì hết. Chúng ta sẽ cần một thời gian cũng dài bằng thời gian thực sự trải qua để nhớ về một khoảng thời gian và chúng ta không thể nào suy nghĩ nhanh hơn được. Mọi thời gian nhớ lại đều chịu sự... rút ngắn, và sự rút ngắn này là do sự bỏ sót một số lớn các sự kiện lấp đầy thời gian đó."
Trong thế kỷ mà kho kiến thức của loài người và những sự kiện đáng nhớ của cộng đồng được gia tăng, ghi lại và phổ biến nhiều hơn bao giờ hết, cần phải quên đi rất nhiều để giữ cho đầu óc được lành mạnh.
Nhưng điều gì xảy ra cho những ký ức “được quên đi”? Trong thế kỷ 20, phạm vi của trí nhớ lại một lần nữa được biến đổi, và được khám phá như một miền bao la của vô thức. Trong cuốn Tâm bệnh lý hàng ngày (1904), Sigmund Freud (1856-1939) bắt đầu bằng những ví dụ quen thuộc hàng ngày, như là việc quên những tên riêng, những từ nước ngoài và thứ tự các từ. Hiển nhiên, người ta luôn luôn kinh ngạc trước những huyền nhiệm của các giấc mơ. Giờ đây Freud khám phá ra thế giới các giấc mơ cũng là một kho báu bí mật chứa đầy những ký ức. Cuốn Giải thích giấc mơ (1900) của Freud cho thấy Khoa Phân tâm học có thể được dùng như một nghệ thuật và một khoa học của trí nhớ như thế nào.
(??? Hix mình đọc bài này xong mà không hiểu gì luôn, mặc dù vấn đề được đặt ra rất thú vị!)
No comments:
Post a Comment